Nuôi cá koi trong hồ gắn kính sẽ phô diễn được toàn bộ vẻ đẹp của cá koi khi bơi lội. Tuy nhiên người nuôi cần phải chú ý một số vấn đề để giúp cá phát triển khỏe mạnh.
Cá koi là loài cá vốn xuất phát từ Nhật, mang ý nghĩa may mắn và tài lộc. Loài cá này có rất nhiều dòng với nhiều màu sắc đa dạng: Kohaku (đỏ , trắng), Sanke, Showa (đen , đỏ, trắng), Benigoi (đỏ toàn thân), Shiro Utsuri (đen, trắng) … Việc nuôi cá ở hồ xi măng sẽ mang tới điều kiện sống tốt nhất cho koi. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp muốn nuôi trong nhà, trung tâm thương mại, nhà hàng thì sử dụng bể kính sẽ hợp lý hơn.
Khi nuôi cá koi trong hồ kính thì bạn cần phải quan tâm đến những yếu tố về kích thước bể, bộ lọc nước, ánh sáng… để đảm bảo cá được sinh trưởng tốt. Cụ thể:
Kích thước hồ cá kính:
Hồ koi vách kính nên có kích thước từ 1.2m trở lên. Đây là kích thước cơ bản để giúp cá có thể thoải mái bơi lội. Việc sử dụng hồ kính kích thước nhỏ khiến không gian bơi lội của cá bị chật chội, không có chỗ trang trí thêm phụ kiện: đá, sỏi, cây… làm hồ cá trông nhàm chán.
Hồ bơi kính tốt nhất nên được làm từ chất liệu kính cường lực có độ dày từ 10mm trở lên để đảm bảo áp suất của nước. Kính mỏng sẽ không mang đến sự chắc chắn dài lâu.
Vị trí đặt hồ cá koi gắn kính: Cần đặt hồ cá koi nơi thoáng mát vì nếu để hồ cá nơi tối tăm, không thoáng khí lâu ngày dễ làm cá koi sinh trưởng, còi cọc phát bệnh, thậm chí là chết. Bạn cũng không nên để ánh nắng trực tiếp chiếu vào sẽ làm nhiệt độ nước trong bể cá tăng lên cũng không tốt cho sự phát triển của koi.
Nhiệt độ nước: Bạn nên duy trì nhiệt độ nước trong hồ koi gắn kính từ 26- 28 độ C. Trường hợp nhiệt độ chênh lệch từ 1 – 3 độ cũng không có vấn đề gì.
Độ pH: Nên duy trì độ pH nước từ 6.5 – 7.5 là tốt nhất
Oxy: Tùy vào thể tích hồ cá mà chủ nhân sẽ thả số lượng cá sao cho phù hợp. Tránh trường hợp bể nhỏ mà thả nhiều cá bởi như vậy dễ làm cá thiếu oxy và yếu. Hàm lượng oxy tối thiểu 2,5mg/l. Bạn phải bật oxy cho hồ cá thường xuyên 24/24h để cá Koi có đủ lượng oxy thở tốt nhất.
Trang bị hệ thống lọc cho hồ cá gắn kính: Cá koi rất ưa sạch, nước bẩn cá sẽ dễ mắc bệnh và có thể chất. Bởi vậy khi nuôi các chép Nhật trong hồ kính thì bạn cần chú ý trang bị hệ thống lọc nước. Hệ thống lọc nên dùng lọc tràn tương ứng với kích thước bể và không nên rải sỏi trong bể nuôi nhằm hạn chế tình trạng lắng phân cá sẽ không có lợi cho môi trường phát triển của cá koi. Thêm vào đó, trong hệ thống lọc hồ cá koi cần có khoang lắng phân để sau đó nước mới sẽ đi qua các khoang lọc khác, bộ lọc có thể được thiết kế theo kiểu lọc tràn hoặc wet/dry.
Thay nước trong hồ kiếng: Khi thay nước trong hồ kiếng, bạn lưu ý không nên thay sạch hết 100% nước cũ. Bạn nên thay nước từ từ, hút khoảng 30 – 50 % nước cũ và thêm đồng thời nước mới từng chút một để cá có thể thích nghi kịp với sự thay đổi này.
Tránh di chuyển cá koi từ hồ kính này qua hồ kính khác: Nên hạn chế việc di chuyển cá koi từ bể này sang bể khác bởi như vậy koi dễ bị sốc do thay đổi môi trường sống đột ngột. Trường hợp bắt buộc cần phải chuyển cá thì bạn cần điều chỉnh nhiệt độ, độ pH ở hồ mới sao cho giống hồ cũ.
Cho cá koi ăn trong hồ kiếng: Cá khoảng một tháng tuổi trở đi ăn thức ăn giống như cá trưởng thành, ăn tạp thiên về động vật như giun, ốc, trai, ấu trùng côn trùng. Cá còn ăn phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hợp dưới dạng viên hoặc sợi. Khi cho cá ăn, chỉ nên cho cá ăn ngày 2 lần với lượng thức ăn vừa phải (thường bằng 5% trọng lượng cá trưởng thành). Không nên cho quá nhiều thức ăn bởi như vậy dễ khiến nước trong bể cá bị bẩn. Ngoài ra, cũng nên thường xuyên hút thức ăn thừa, chất cặn bã dưới đáy hồ bằng cách dùng ống nhựa xiphong hoặc ống bơm nước nhựa bằng tay.
Chọn cá koi nuôi trong hồ kiếng: Có thể chọn bất cứ dòng koi nào cũng được, tuy nhiên bạn nên chọn Koi bướm hơn là Koi chuẩn. Lý do bởi koi Bướm có phần đuôi dài cực kỳ kỳ mềm mại và uyển chuyển, thân mình thuôn dài, khi bơi trong hồ kính vô cùng đẹp mắt và ấn tượng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lựa chọn cá koi theo sở thích cá nhân, tham khảo ngay các mẫu cá koi