Nhiều người muốn hồ cá của mình đa dạng và không chỉ mình koi. Nhưng có thể lại không biết cá koi có thể nuôi chung với các loài cá nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
1. Ý nghĩa nguồn gốc của cá koi
Cá koi được nuôi phổ biến ở Nhật Bản, tại các trang trại lớn, cá koi được lai tạo thành rất nhiều dòng với đặc trưng về màu sắc khác nhau. Một số dòng phổ biến bao gồm: Kohaku (trắng – đỏ), sanke, showa (đen – đỏ – trắng), Benigoi (đỏ toàn thân), shiro utsuri (đen – trắng)… Loài cá này được biết đến với ý nghĩa mang đến nhiều may mắn cho người nuôi, nhiều khách hàng kỳ công trong việc thiết kế bể cá, hồ cá, lựa chọn những con cá koi có hình dáng, màu sắc đẹp hợp mệnh, tuổi với mong muốn cuộc sống gặp nhiều thuận lợi về tình cảm và công việc.
2. Cá koi có dễ nuôi không?
Nuôi cá koi cần sự tỉ mỉ và cẩn thận, đòi hỏi người nuôi phải thực sự đam mê và yêu thích. Trước khi nghĩ đến việc chơi cá koi thì người nuôi phải tìm hiểu về “cách chơi nước”, bởi môi trường sống của cá ở nước, nước cần đảm bảo sạch cá mới có thể sinh trưởng tốt. Chỉ cần nước bẩn, nồng độ pH, NH3 không đảm bảo cá sẽ bị bệnh và chết. Chính bởi vậy người nuôi cần trang bị đầy đủ kiến thức về kỹ thuật hồ cá koi cũng như kỹ thuật nuôi cá koi để đảm bảo koi sinh trưởng và phát triển tốt.
Một số điều cần chú ý khi nuôi koi gồm:
Duy trì nhiệt độ nước từ 20 – 27 độ C
Độ pH của nước cần đảm bảo 6.8 – 7.2 (Xem thông tin chi tiết Tại đây)
Cho cá ăn vừa phải, tránh cho ăn quá nhiều, thức ăn dư thừa sẽ khiến nước ô nhiễm
Có bộ lọc xử lý chất bẩn, đảm bảo nguồn nước sạch sẽ…
3. Cá koi nuôi chung với cá gì?
Cá koi Nhật Bản là giống cá hiền lành, bạn có thể kết hợp nuôi koi với một số giống cá khác trong bể để tạo sự đa dạng, tăng thêm nét phong phú cho hồ koi nhà bạn. Dưới đây là một số giống cá bạn có thể nuôi cùng với cá koi:
Cá dọn bể tương đối dễ nuôi, chúng thường ăn tạp: ăn rong, rêu, phân của loài cá khác. Chúng giúp làm sạch môi trường hồ nuôi, giảm sự sinh sôi và phát triển của nhiều loại vi khuẩn. Cá dọn bể có đặc tính hiền lành, không tấn công những loài cá khác, cách nuôi đơn giản, không phức tạp. Bạn chỉ cần duy trì nước sạch, nhiệt độ nước trên 20 độ C là dọn bể có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Nhiệt độ sinh trưởng của cá vàng là 20 – 28 độ C, nhiệt độ này tương tự như cá koi chính bởi vậy gia chủ có thể nuôi 2 loại cá này trong cùng bể kính hoặc hồ koi. Cả cá cảnh và koi đều hiền lành, không tấn công nhau nên chúng có thể dễ dàng chung sống 1 cách hòa thuận. Khi nuôi, bạn có thể dễ dàng quan sát cá vàng và cá koi quấn quýt bên nhau, hồ nuôi vì thế sẽ sinh động hơn rất nhiều.
Cá bình tích cũng là một loài cá bạn có thể nuôi cùng với cá koi. Loài cá này có vẻ ngoài khá lạ mắt, kích thước nhỏ, bơi nhanh, không tấn công loài cá khác. Khi thả cá này trong hồ koi, chúng sẽ ăn thức ăn thừa và phân cá koi, nhờ vậy nguồn nước được đảm bảo sạch sẽ hơn rất nhiều.
Cá 3 đuôi gây ấn tượng bởi màu sắc phong phú và hình dáng bắt mắt. Loài cá này dễ sống, dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là: giun chỉ đỏ, thức ăn công nghiệp. Loài cá này có ưu điểm là có khả năng thích nghi tốt trong điều kiện môi trường sống thay đổi. Nuôi koi và cá 3 đuôi trong bể/ hồ sẽ rất đẹp.
4. Một số điều cần chú ý khi chọn cá nuôi chung với cá koi
Người nuôi cần tìm hiểu đặc tính của từng loại cá: nhiệt độ sống, nguồn nước, thức ăn… để xem loài cá nào phù hợp với môi trường sống của cá koi hay không. Nếu chọn cá có môi trường sống quá khác biệt thì loài cá đó sẽ yếu ớt, dễ bị bệnh chết.
Cá koi không ăn cá nhỏ, chính bởi vậy bạn có thể thả những loài cá có kích thước nhỏ hơn vào chung hồ/ bể mà không cần lo lắng.
Cá koi hiền lành, chính bởi vậy bạn không nên lựa chọn những cá dữ, tấn công cá koi gây tổn thương, làm trầy xước lớp vảy mất thẩm mỹ.
Khi bạn chỉ nuôi riêng mình cá chép koi thật đơn giản. Nhưng muốn nuôi 1 bể cá đa dạng các loại cá khác nhau cho thêm sinh động như 1 môi trường sinh thái dưới nước thực sự, bạn cần phải xem xét đặc tính của loài cá chính trong bể sau đó lựa chọn những loại cá tương thích.